Sáng hôm qua trước nhà tôi có vụ tai nạn giao thông,ôngdámchởngườigặpnạnđicấpcứghế bệt tựa lưng hai xe máy tông vào nhau. Người phụ nữ nằm lăn giữa đường máu chảy nhiều ở chân tay người không cử động được dù vẫn tỉnh táo, nhiều người dừng lại vây quanh nhưng không làm được gì.
Tôi có đề nghị lấy xe chở đi viện nhưng mọi người can ngăn vì không biết cách sơ cứu nếu di chuyển sợ cột sống tổn thương. Chúng tôi gọi cấp cứu 115 và bệnh viện, công an, trạm y tế đồng thời tôi có tìm điện thoại người bị nạn và gọi vào số điện thoại gần nhất trong tiểu sử cuộc gọi thì gặp người thân chị và cháu có mặt sau khoảng mười phút để chăm sóc mẹ.
Rất nhanh, công an có mặt bảo vệ hiện trường phân luồng giao thông. Mãi gần một tiếng sau mới có xe cứu 115 tới, chúng tôi như ngồi trên đống lửa thấy tính mạng người bị nạn đang bị đe dọa từng phút mà bất lực, cảm giác thật khó chịu .
Xe, người có sẵn mà không đưa đi được. Qua vụ này tôi thấy việc cứu chữa các vụ tai nạn giao thông của chúng ta chưa ổn, các trung tâm cấp cứu, bệnh viện xa, khi tiếp nhận cuộc gọi phải qua vài thủ tục trong khi sinh mạng người bị nạn được tính bằng phút.
Để tránh trường hợp: Nước xa không cứu được lửa gần. Nên chăng chúng ta cần phổ cập một số kiến thức cấp cứu cơ bản cho học sinh, sinh viên qua môn học kỹ năng sống. Với lực lượng công an và dân phòng nhất là cảnh sát giao thông phải có đủ kiến thức xử lý sơ cứu người gặp nạn.
Ngoài ra nếu nhận được yêu cầu trợ giúp các cơ sở y tế phải có trách nhiệm hổ trợ sơ cứu khi có vụ tai nạn nơi gần cơ sở mình trong trường hợp xe cấp cứu chưa tới. Có vậy chúng ta mới tận dụng được phương tiện giao thông và con người sẵn có để đưa người bị nạn tới bệnh viện nhanh nhất.
Như trường hợp này, rất may nạn nhân còn tỉnh táo, dù chỉ nằm một chỗ cho tới khi xe cứu thương tới nếu chẳng may nặng hơn thì thời gian vàng để cứu qua đi rất khó khăn.
Nguyen Huong VT
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.